Về Ngọa Vân nhớ ghé nhà hàng Tâm Đức.
Xin chào quý khách hàng thân mến! Nằm trên tầng 2 của tòa nhà Ga 1 Ngọa Vân với không gian rộng rãi sạch sẽ, xa xa bên ngoài nhà hàng là những hàng cây xanh tạo nên không khí trong lành mát mẻ. Tới đây bạn sẽ cảm thấy vô cùng thư thái và yên bình.
Một số thông tin về nhà hàng Tâm Đức :
Sức chứa : 300 khách/ lượt
Menu : Menu chay, mặn, BBQ, Buffe
Giá : Giao động từ 60.000-400.000/người
Đối tượng phục vụ : Phục vụ tất cả các đối tượng người lớn, người già, trẻ em...
Giải trí : Có sân khấu, máy chiếu, loa đài âm thanh, ánh sáng… có thể tổ chức sinh nhật, party, liên hoan, karaoke, hội nghị…
Ngoài các menu chay, mặn, buffet, BBQ… thực khách có thể tìm hiểu thêm một số đặc sản nổi tiếng trong văn hóa đời sống nhà Trần.
1. Quả cam, quả muỗm, thịt dê
Qua bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, có thể nhận ra những món quà mà các vua nhà Trần dùng ngoài bữa chính, như trong hội nghị bàn về kế sách đánh quân Nguyên khi chúng chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ hai ở bến Bình Than, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản không được dự bàn thì vua Trần Nhân Tông ban cho quả cam, mà sau đó vì tức giận, Hoài Văn hầu bóp nát trong tay. Còn lúc đất nước bình yên, thì vua Trần Thái Tông cũng từng ban quả muỗm cho các quan. Đến khi quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257), viên quan tiểu hiệu là Phạm Cự Đà, vì trước đó không được chia muỗm, nên buông lời vô lễ: “Quân giặc ở đâu, nên đi hỏi những người nào được ăn muỗm ấy". May cho Cự Đà là sau khi giặc tan, vua mở lòng nhân từ xét rằng: "Kể tội Cự Đà đáng lẽ phải giết cả họ, nhưng đời trước cũng có việc tên Dương Châm, vì không được ăn thịt dê, làm cho quân nhà Tống đến nỗi bị thua. Thế thì cái tội Cự Đà tức là lỗi ở quả nhân, nghĩ nên tha tội chết cho nó, và cho đi đánh giặc để chuộc tội".
2. Rươi & Quýt
Thời Trần, tương truyền, các món rươi ăn cùng vỏ quýt rất được yêu thích vào thời này, đến cả bậc đế vương cũng không ngoại lệ. Nói có sách, mách có chứng, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại một đoạn thể hiện được xu thế ăn rươi cùng quýt vào thời đại này, trong đó, Trần Nhân Tông đã "gợi ý" hai thần tử của mình tặng con rươi và quả quýt cho nhau để giải quyết bất hoà.
Nguyên văn người nói với Tòng Giáo (lúc bấy giờ là tả phụ): "Củng Viên là sĩ nhân, ngươi là trung quan sao lại bất hòa đến thế? Ngươi là lưu thủ Thiên Trường, dùng con rươi quả quýt đi lại, đưa tặng lẫn nhau thì có việc gì?" - trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Kết quả, hai người vốn bất hoà là Tòng Giáo và Củng Viên từ đó thân thiết hẳn lên. Tất cả những bất hoà xích mích kéo dài bấy lâu, chỉ vì rươi và quýt mà... xí xoá hết. Thế mới thấy được tài trị quốc và nhìn xa trông rộng của Trần Nhân Tông.
Mà nhắc đến chuyện này, cũng phải ca ngợi sự "sành ăn" của cố nhân. Từ xưa, người ta đã biết là rươi phải ăn cùng với quýt thì mới được. Tự cổ chí kim, rươi và quýt là một đôi không thể tách rời. Đây quả đúng là duyên "trời định" bởi vào mùa rươi (tầm khoảng cuối thu đầu đông) cũng là thời điểm quýt chín. Hai món thoạt nghe có vẻ "lạc quẻ" này thực ra lại có khả năng phối hợp và bổ trợ tài tình cho nhau, không những là món ngon mà còn mang vị thuốc bổ dưỡng.
Ngẫm mới thấy Trần Nhân Tông thật sự rất tinh tế, bởi nếu người chỉ bảo Tòng Giáo tặng rươi không chẳng tặng quýt thì có lẽ mối quan hệ của ông với Củng Viên sẽ... tệ hơn chẳng biết chừng.
Mặt khác, thời nhà Trần cũng có một hành cung gọi là Thiên Trường, được xây dựng vào thời của Trần Thái Tông. Trong Cương mục thời Nguyễn có nói: "Thổ sản ở Thiên Trường có rươi và quýt". Trong bài thơ Thiên Trường ký sự của Phạm Sư Mạnh (danh sĩ và quan thời nhà Trần) có câu: "Lưỡng ngạn tân sương kim quất quốc, mãn thành tế vũ thổ hà thiên". Dịch ra nghĩa là "Tiết trời mới có sương, trông hai bên bãi tưởng là một nước toàn quýt vàng; gặp lúc mưa nhỏ, thì khắp nơi trong thành chỉ thấy trên là trời, dưới có rươi.
Trong Đại Nam nhất thống chí thời Nguyễn cũng nói rằng tỉnh Nam Định có đặc sản mắm rươi, thường phải tiến cống hằng năm theo lệ.
Có thể thấy, rươi dù chỉ là đặc sản rất dân dã, nhưng với dân tộc Việt vốn "dĩ thực vi tiên" (lấy ăn làm đầu) hay "dĩ thực vi thiên" (xem ăn như trời) thì chỉ cần là thức ăn ngon thì không bàn đến xuất xứ. Thậm chí, một món ăn ngon cũng không chỉ có giá trị thưởng thức một mình, mà còn có thể đem đi chia sẻ, làm nên sự kết nối quân thần nói riêng và giữa người với người nói chung. Đối với nhà Trần vốn có tiền lệ thân thiết đến mức vua tôi thường xuyên tổ chức ngủ cùng nhau thì rươi và quýt có lẽ đóng vai trò rất đặc biệt trong việc thắt chặt tình cảm như câu chuyện nhỏ kể trên.
(Nguồn): Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Đại Nam nhất thống chí, Lạc Ngắm Nhân Gian,...
3. Mỳ Quảng
“Qua nghiên cứu của tôi về Mỳ Quảng trong cuốn “Mỳ Quảng - Tìm hiểu lịch sử và giá trị ẩm thực”, có thể khẳng định: “Mỳ Quảng là món ăn của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, được Thánh mẫu Huyền Trân Công chúa và các bậc tiền nhân truyền dạy”. Ông Lê Minh Dương, tác giả cuốn sách “Mỳ Quảng - Tìm hiểu lịch sử và giá trị ẩm thực” nhận định như vậy trong bài viết gửi tới hội thảo “Mỳ Quảng - Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc xứ Quảng” do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức mới đây. Ông Lê Minh Dương cũng cho rằng: “Sợi Mỳ Quảng, sợi bánh đa, sợi phở là các món ăn chế biến từ gạo (gạo tẻ) là món ăn thuần khiết của người Việt, nó xuất hiện từ khá sớm khoảng vào thời nhà Lý, nhà Trần hoặc có thể xa xưa hơn tại khu vực miền Bắc Việt Nam”.
4. Bánh cuốn
Thuở xưa, bánh cuốn làng Kênh là một trong những món ngon nức tiếng. Thời nhà Trần, bánh cuốn luôn được các vua quan yêu thích. Nhiều người ví von bánh cuốn làng Kênh là loại bánh trắng như bông, mỏng như lụa và mềm như đôi môi thiếu nữ nên rất được ưa chuộng. Bánh cuốn được làm từ gạo Mộc Tuyền pha với gạo cũ. Các công đoạn làm bánh vô cùng khéo léo, tinh tế mới cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Bánh cuốn làng Kênh ăn với nước mắm ngon vắt thêm chanh ớt, rau mùi rau húng, chả quế ngon… tạo thành món đặc sản khó quên ở Nam Định
Hãy đến với nhà hàng Tâm Đức để tận hưởng những hương vị ẩm thực dân giã, gần gũi giữa núi non hùng vĩ.
ĐẶT NGAY:
0329.191.080 - 0333.191.080 - 0358.817.186
kd@ngoavanhothien.com